Đau đầu gối khi leo cầu thang – Dấu hiệu chớ nên coi thường
1. Tìm hiểu về tình trạng đau khớp gối khi leo cầu thang
Triệu chứng đau đầu gối khi lên xuống cầu thang thường biểu hiện như sau:
- Vùng đầu gối trở nên đau nhức, mức độ đau có thể tăng lên từng ngày.
- Một số trường hợp còn kèm theo tình trạng tấy đỏ, bầm tím, phù nề và biến dạng khớp gối.
- Cứng khớp gối, làm cản trở quá trình vận động.
Đau đầu gối khi leo cầu thang chủ yếu xảy ra ở đối tượng trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên ngày nay, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa dần. Điều này bắt nguồn từ việc một bộ phận người trẻ có thói quen ăn uống không lành mạnh (nhiều chất béo, thiếu canxi), ngồi lâu, ít vận động, chơi thể thao quá sức… làm ảnh hưởng đến xương khớp (mà đặc biệt là khớp gối).
2. Nguyên nhân gây đau đầu gối khi leo cầu thang
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đầu gối bị đau khi leo cầu thang. Cụ thể:
2.1. Chấn thương khớp gối
Khi có một lực mạnh tác động vào khớp khối sẽ dễ gây chấn thương. Lúc này các nhóm cơ xung quanh khớp đang bị căng cứng, dẫn đến triệu chứng đau đầu gối trong mọi hoạt động (kể cả khi đi cầu thang). Thông thường, các chấn thương không quá nghiêm trọng và sẽ giảm đau dần nếu bạn nghỉ ngơi đúng cách, tránh vận động nhiều. Trường hợp cơn đau không thuyên giảm, bạn cần đi khám ngay để chữa trị kịp thời.
2.2. Dây chằng bị tổn thương
Dây chằng khớp gối bao gồm dây chằng chéo sau, dây chằng chéo trước, dây chằng giữa gối và dây chằng bên ngoài. Trong đó, dây chằng chéo trước yếu nhất nên dễ bị tổn thương (bị giãn hoặc đứt) khiến mâm chày di lệch ra trước so với xương đùi. Tình trạng này thường thấy ở các vận động viên môn đối kháng (bóng đá, bóng chuyền, võ thuật,…) hoặc khi thay đổi tư thế quá đột ngột.
2.3. Tổn thương sụn hoặc rách sụn chêm
Sụn chêm có chức năng ổn định khớp, bảo vệ xương không bị bào mòn. Vì vậy, khi sụn chêm bị tổn thương, đầu gối sẽ có biểu hiện rất đau nhức khi lên xuống cầu thang. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc xoay khớp gối đột ngột.
Đây là một bệnh nghiêm trọng, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến việc đau nhức xương khớp dữ dội, teo cơ tứ đầu đùi, hư khớp gối và làm tổn thương các bộ phận khác như giãn dây chằng chéo sau, phù tủy xương, lỏng gối, mất khả năng đi lại.
2.4. Bàn chân bẹt gây ảnh hưởng khớp
Mắc hội chứng bàn chân bẹt (lòng bàn chân bằng phẳng, không có lõm) cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khớp đầu gối. Bởi bàn chân là nền móng của hệ xương nên khi bàn chân bị sụp vòm sẽ gây xoay khớp và dẫn đến tình trạng viêm hoặc thoái hóa sớm vùng khớp.
2.5. Dấu hiệu của nhiều bệnh lý
Một số bệnh lý cũng là nguyên nhân dẫn đến đau đầu gối khi leo cầu thang:
- Thoái hóa khớp gối: Tình trạng vận động quá mức, thiếu hụt canxi hoặc bị lão hóa do tuổi tác dẫn đến thoái hóa khớp gối, gây ra triệu chứng đau tăng dần theo thời gian và đi kèm nhưng tiếng lạo xạo trong ổ khớp.
- Viêm khớp cấp và mãn tính: Khi khớp bị thoái hóa, sụn bị bào mòn làm tăng ma sát giữa các khớp xương, dây chằng bị tổn thương lâu ngày sẽ biến chứng thành bệnh viêm khớp. Lúc này, đầu gối sẽ cảm thấy rất đau và viêm tấy, nếu không điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành viêm khớp mãn tính.
- Viêm bao hoạt dịch: Khi bao hoạt dịch bị tổn thương sẽ không điều tiết dịch nhầy nuôi dưỡng sụn khớp, khiến khớp gối bị sưng đau và nhiễm trùng.
- Bệnh Gout: Nồng độ muối urat trong huyết thanh bị tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ gây nên bệnh Gout. Khi đó, các tinh thể hình kim sẽ lắng đọng lại ở các khớp gây nên tình trạng sưng và đau khớp.
Ngoài ra, các bệnh lý như khô khớp gối, bệnh Chondromalacia, bệnh tràn dịch khớp gối,… cũng là các nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng đau đầu gối khi leo cầu thang.
3. Đau đầu gối khi leo cầu thang có nguy hiểm không?
Đau đầu gối khi leo cầu thang là một dấu hiệu cảnh báo khớp gối đã bị tổn thương. Biến chứng nặng nhất mà đau khớp gối khi leo cầu thang gây ra là biến dạng ổ khớp, teo cơ và tăng nguy cơ bị bại liệt.
Vì vậy, khi có các dấu hiệu đau khớp gối, bệnh nhân không nên phớt lờ. Trong trường hợp cảm thấy đầu gối bị đau không thuyên giảm, đặc biệt là những lúc hoạt động khớp gối nhiều, cơn đau tái phát liên tục ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hằng ngày, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
4. Đau khớp gối khi leo cầu thang làm sao để khắc phục?
4.1. Cách điều trị đơn giản tại nhà
Trong trường hợp các cơn đau đầu gối khi leo cầu thang ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể điều trị ngay tại nhà bằng cách:
- Chườm nóng 2 – 3 lần/ngày để giảm đau nhức. Có thể thay nước nóng bằng lá lốt, ngải cứu rang nóng để giảm sưng đau hiệu quả hơn.
- Massage vùng đầu gối nhẹ nhàng, kết hợp với cao, tinh dầu bạc hà,… để xoa bóp đạt hiệu quả hơn.
- Vận động khớp gối nhẹ nhàng bằng cách đưa cẳng chân vuông góc với đùi, hai tay ôm khớp gối và co duỗi nhẹ nhàng 20 lần.
- Cố định khớp gối để các khớp được ổn định, tránh hoạt động nhiều gây tổn thương và lâu lành.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung dinh dưỡng cho khớp gối bằng các thực phẩm như cá béo, bông cải xanh, các loại quả mọng và các gia vị ớt, tiêu, gừng, tỏi,…
4.2. Phẫu thuật
Khi các biến chứng trở nên nặng nề, tác động đến đời sống sinh hoạt hằng ngày, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Trước khi được chỉ định dùng phương pháp này, người bệnh sẽ trải qua một loạt các xét nghiệm như chụp X-quang, đo độ loãng xương, cộng hưởng từ,… để bác sĩ xem xét và có hướng điều trị phù hợp. Mặc dù sau khi thay khớp gối nhân tạo, các cơn đau sẽ giảm đi nhưng đồng nghĩa việc bạn mất đi khả năng vận động mạnh, chơi thể thao hoặc ngồi xổm, ngồi xếp bằng,…
4.3. Sử dụng thuốc
Bệnh nhân cũng có thể sử dụng thuốc Đông Y hoặc Tây Y để làm giảm các cơn đau. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp giảm đau tạm thời và có thể gây tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách. Vì vậy, trong quá trình sử dụng, người bệnh phải có chỉ định của bác sĩ.
4.4. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu (Physical Therapy) là một phương pháp điều trị bệnh đau khớp gối khi leo cầu thang rất hiệu quả. Theo đó, vật lý trị liệu có vai trò duy trì, cải thiện và khôi phục chức năng của cơ thể, giúp người bệnh thoát khỏi cơn đau nhanh chóng mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
4.5. Trị liệu Thần kinh cột sống
Trị liệu Thần kinh cột sống (Chiropractic) là một phương pháp bắt nguồn từ Mỹ, nắn chỉnh những vị trí xương khớp sai lệch, nhằm giảm bớt sự chèn ép dây thần kinh, điều chỉnh sự mất cân bằng khi di chuyển, từ đó chữa lành cơn đau tận gốc, ngăn ngừa tái phát. Tuy nhiên đối với phương pháp này, bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ Trị liệu Thần kinh cột sống thực thụ thì mới đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Theo đó, Chúng tôi là một phòng khám tiên phong được Bộ Y Tế cấp phép hành nghề trong lĩnh vực ứng dụng trị liệu Chiropractic để điều trị các bệnh lý về xương khớp. Qua hơn 15 năm hoạt động, nhờ vào đội ngũ bác sĩ nước ngoài giàu kinh nghiệm, máy móc tân tiến và liệu trình điều trị chuyên biệt có sự kết hợp giữa Trị liệu Thần kinh cột sống và Vật lý trị liệu đã mang lại cơ hội phục hồi sức khỏe cho rất nhiều bệnh nhân.
Trước khi tiến hành trị liệu, bác sĩ sẽ xem xét bệnh án, tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ từ đó nghiên cứu và cho ra đời các hướng điều trị tối ưu. Ngoài ra, các thiết bị trị liệu hiện đại và tiên tiến như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, trị liệu vận động chủ động ATM2, tia laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000 được sử dụng chuyên biệt cũng giúp đẩy nhanh tiến độ điều trị đau đầu gối.
5. Bỏ túi cách phòng ngừa đau đầu gối khi leo, xuống cầu thang
Dưới đây là một vài biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh đau đầu gối khi leo cầu thang mà bạn nên biết:
- Có chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, giúp xương chắc khỏe.
- Duy trì cân nặng ổn định, tránh thừa cân, béo phì.
- Tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sự dẻo dai cho xương khớp.
- Hạn chế ngồi các tư thế xấu, tạo áp lực lên khớp gối.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và xử lý kịp thời các bệnh lý ảnh hưởng đến xương khớp.
Trên đây là các thông tin liên quan đến tình trạng bị đau đầu gối khi leo cầu thang và cách khắc phục. Theo đó, nếu cơn đau đầu gối tái đi tái lại, người bệnh không nên phớt lờ mà phải đi khám để có phương pháp điều trị kịp thời nhất.