Việc sử dụng đèn hồng ngoại để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý có liên quan đến đau ngày càng phổ biến bởi sự tiện dụng mà đèn hồng ngoại mang lại so với các phương thức điều trị bằng nhiệt khác như: chườm nóng, siêu âm…Do đó, những hiểu biết cơ bản về công dụng, cách dùng và các tai biến có thể có là hết sức cần thiết khi tiến hành điều trị bằng đèn hồng ngoại tại nhà hầu tránh những tác hại đáng tiếc có thể xảy ra.

Đèn hồng ngoại trên thị trường có 2 loại: phát quang và không phát quang. Loại phát quang tạo ra các tia hồng ngoại có bước sóng ngắn, loại không phát quang tạo ra các tia có bước sóng dài hơn. Các tia hồng ngoại có bước sóng ngắn sẽ xâm nhập mô sâu hơn các tia có bước sóng dài. Các tia hồng ngoại khi được hấp thụ qua mô cơ thể sẽ sinh ra nhiệt. Chính nhờ hiệu ứng nhiệt này giúp cho đèn hồng ngoại có một số tác dụng sau: giúp giãn mạch tại vùng chiếu tia, làm tăng lượng máu mang oxi và dinh dưỡng đến vùng giãn mạch, tăng chuyển hóa mô tại chỗ và tăng tiết mồ hôi, giảm phù nề. Bên cạnh đó, nếu chiếu tia hồng ngoại có cường độ thấp (nóng nhẹ) sẽ giúp làm xoa dịu các đầu thụ cảm thần kinh có tác dụng giảm đau. Ngoài ra, tác dụng giảm đau này còn do bởi hiệu quả thư giản cơ tại vùng chiếu do sự tăng nhiệt độ tại chỗ.

Related Projects
Contact Us

We're not around right now. But you can send us an email and we'll get back to you, asap.

Zalo Facebook