Đau thần kinh tọa là hội chứng thần kinh đau dọc theo dây thần kinh tọa, bệnh phổ biến ở những người trong độ tuổi từ 30 – 50. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời thì đau thần kinh tọa có thể làm người bệnh bị suy giảm chức năng vận động, sinh hoạt và làm việc.
Dây thần kinh tọa còn được gọi là dây thần kinh hông to, gồm hai nhánh chạy từ dưới thắt lưng dọc theo phía sau mỗi chân xuống bàn chân. Nhiệm vụ của dây thần kinh tọa là điều khiển hoạt động và nhận cảm giác của hai chân như các động tác co duỗi, gập gối và bước đi.
Dây thần kinh tọa chạy từ thắt lưng xuống bàn chân
1. Đau thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa là cơn đau lan tỏa dọc từ thắt lưng qua hông và mông xuống bàn chân, tức là cơn đau ảnh hưởng đến tất cả những vùng mà dây thần kinh tọa đi qua. Tùy vào vi trí tổn thương mà hướng lan của cơn đau có thể khác nhau.
Các dấu hiệu của đau thần kinh tọa bao gồm:
- Đau thắt lưng (lưng dưới), hông, mông, mặt sau của đùi và bắp chân, đau lan dọc xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
- Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc đau âm ỉ, tăng lên khi người bệnh vận động quá sức, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi.
- Ngoài triệu chứng đau thần kinh tọa, người bệnh có thể kèm theo cảm giác ngứa ran dọc một bên chân, yếu và tê chân hoặc bàn chân khiến cử động gặp khó khăn.
Hầu hết người bị đau thần kinh tọa có thể phục hồi hoàn toàn, thế nhưng không loại trừ nguy cơ chuyển nặng, gây tổn thương thần kinh và suy giảm chức năng của ruột, bàng quang. Để phòng tránh biến chứng đau thần kinh tọa, các bạn nên tìm đến sự chăm sóc y tế ngay khi nhận thấy dấu hiệu đặc trưng của đau thần kinh tọa.
2. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chính gây đau thần kinh kinh tọa (chiếm 80% các trường hợp). Theo đó, khi đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường, dây thần kinh tọa sẽ bị chèn ép dẫn tới cảm giác đau buốt. Điều này cũng xảy ra tương tự với những người bị gai cột sống hoặc có khối u hoặc nang nằm trên cột sống.
Các yếu tố nguy cơ:
- Người ở độ tuổi từ 30 – 50.
- Phụ nữ mang thai.
- Người có bệnh xương khớp nền.
- Người bị béo phì.
- Người làm công việc nặng hoặc phải ngồi, đứng liên tục nhiều giờ.
- Người ít vận động.
- Người bị bệnh tiểu đường.
Nếu thuộc một trong những trường hợp này, bạn nên cảnh giác với đau thần kinh tọa khi thấy thắt lưng cùng một bên chân bị đau nhức và tê mỏi.
3. Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Đau thần kinh tọa là bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Khi bị đau dây thần kinh tọa mãn tính, cơn đau có thể xuất hiện liên tục và kéo dài khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nếu dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng thì có thể ảnh hưởng đến hệ cơ, gây ra yếu và teo cơ, ví dụ như chứng thả bàn chân (tên gọi khác: tổn thương thần kinh mác, bàn chân rớt, foot drop). Tình trạng này khiến chân người bệnh thường xuyên bị tê và không thể đi lại bình thường.
Nguy hiểm hơn, đau dây thần kinh tọa có thể gây tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn, từ đó dẫn đến mất cảm giác hoàn toàn ở chân.
4. Phương pháp chẩn đoán đau thần kinh tọa
Đối với chứng đau thần kinh tọa, ban đầu, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh, sau đó đặt câu hỏi về triệu chứng đang gặp phải. Ngoài ra, người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện một số bài kiểm tra như sau:
- Đi bằng mũi chân và gót chân để kiểm tra sức mạnh của cơ bắp chân.
- Nâng cao chân để ghi lại điểm bắt đầu cơn đau, từ đó xác định chính xác dây thần kinh bị ảnh hưởng và một số vấn đề về đĩa đệm.
- Thực hiện các động tác kéo giãn để xác định cơn đau cũng như kiểm tra độ dẻo dai và sức mạnh cơ bắp.
Ngoài ra, một số xét nghiệm hình ảnh khác cũng sẽ được yêu cầu bao gồm:
- Chụp X-quang cột sống: Mục đích chính là phát hiện tình trạng gãy xương cột sống hoặc các vấn đề liên quan đến đĩa đệm, nhiễm trùng, khối u và gai xương.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT): Hai phương pháp này sẽ giúp thu thập hình ảnh chi tiết về xương và mô mềm ở lưng. Trong đó, chụp cộng hưởng từ có thể cho thấy áp lực lên dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm và bất kỳ tình trạng viêm khớp nào.
- Đo điện cơ: Đây là xét nghiệm giúp kiểm tra tốc độ xung điện di chuyển qua dây thần kinh tọ và phản ứng của cơ bắp.
- Chụp tủy đồ: Mục đích chính là để xác định xem nguyên nhân có phải xuất phát từ đốt sống hoặc đĩa đệm hay không.
5. Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không?
Đau thần kinh tọa có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng nguyên nhân và đúng phương pháp. Do đó khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn không nên tự ý điều trị tại nhà mà nên đến bác sĩ để kiểm tra và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
6. Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa