Trẻ chậm phát triển là gì?

Bé chậm phát triển trí não hay khuyết tật trí não là tình trạng mà trí thông minh của trẻ dưới mức trung bình và thiếu các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Những trẻ chậm phát triển trí tuệ vẫn có thể học và thực hiện những kỹ năng mới. Tuy nhiên, thường chậm hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi. Thông thường, trẻ bị chậm phát triển trí tuệ sẽ hạn chế trong 2 lĩnh vực:

🟢Chức năng trí tuệ: Điều này được thể hiện thông qua chỉ số IQ của trẻ. Chỉ số IQ trung bình của con người thường là 100. Nếu IQ của trẻ thấp hơn 70 thì được coi là chậm phát triển. IQ thấp có thể khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc học, không thể đưa ra được các quyết định khôn ngoan và khó có thể điều trị triệt để.

Trẻ chậm phát triển tuệ vẫn có thể học và thực hiện những kỹ năng mới
Trẻ chậm phát triển trí tuệ vẫn có thể học và thực hiện những kỹ năng mới

🟢Hành vi thích ứng: Đây là những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, gồm có 3 kỹ năng chính đó là: kỹ năng khái niệm (bao gồm: ngôn ngữ, đọc viết, toán học, thời gian và khả năng tự định hướng), kỹ năng xã hội ( chính là khả năng hòa hợp với mọi người xung quanh), và cuối cùng là kỹ năng thực hành (khả năng tự chăm sóc bản thân, làm việc…).

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển do đâu?

Trẻ chậm phát triển trí tuệ (trí não) có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng 60% trong số đó vẫn chưa xác định được nguyên nhân.

Do yếu tố di truyền

Có khoảng 25 đến 30% các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ chậm phát triển trí não là do yếu tố di truyền. Trẻ nào có bố mẹ bất thường về não bộ hay hệ thần kinh thì sẽ có nguy cơ mắc phải khuyết tật. Bên cạnh đó, những bất thường về rối loạn chuyển hóa mà bố mẹ gặp phải cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển trí não.

Gặp những bất thường trong quá trình mang thai

Trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ là quan trọng, bởi đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của trẻ trong bụng mẹ. Đối với những bà mẹ nghiện rượu bia, ma túy, hút thuốc thường xuyên, trẻ sẽ có nguy cơ bị chậm phát triển cao hơn.

Bên cạnh đó, nếu trong thời gian mang thai mà người mẹ mắc phải các bệnh như nhiễm virus rubella, nhiễm ký sinh trùng hoặc uống một số loại thuốc có hại thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Cao huyết áp cũng có thể làm rối loạn lưu thông lượng máu và dinh dưỡng để nuôi thai, gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.

Gặp những bất thường trong quá trình mang thai
Gặp những bất thường trong quá trình mang thai

Trẻ bị bệnh hoặc bị chấn thương

Trẻ rất dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. Vì vậy, ở từng độ tuổi nhất định, trẻ cần được tiêm chủng và phòng ngừa các bệnh do virus gây ra như sởi, thủy đậu, quai bị, viêm não…

Nếu không được phòng ngừa đúng cách trẻ sẽ có nguy cơ mắc phải những bệnh lý mà ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ. Điển hình như bại não, hội chứng Down hoặc trẻ bị chấn thương sọ não do bị tai nạn cũng sẽ dẫn đến tình trạng này.

Trẻ bị bệnh hoặc bị chấn thương
Trẻ bị bệnh hoặc bị chấn thương

Môi trường xung quanh

Môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm, tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ cũng khiến nguy cơ chậm phát triển ở trẻ tăng cao. Bên cạnh đó, nếu trẻ sống trong tình trạng thiếu thốn tình thương, sự quan tâm của cha mẹ, thậm chí thường xuyên bị bạo hành thì trẻ cũng có thể rơi vào tình trạng chậm phát triển.

trẻ chậm phát triển do môi trường ô nhiễm

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển

Có thể phát hiện sớm những dấu hiệu chậm phát triển của trẻ qua những triệu chứng khi trẻ đến tuổi vẫn chậm về vận động: chậm lẫy, ngồi, đứng, đi… hay chậm phát triển ngôn ngữ, chậm nói, khó diễn đạt lời nói… chậm chạp, ít linh hoạt và khó phân biết được các màu sắc…

Chậm phát triển trí tuệ có nhiều mức độ khác nhau. Đối với trường hợp nhẹ, trẻ vẫn có thể theo học ở các lớp tiểu học, tuy nhiên việc học sẽ hơi khó khăn với trẻ và kết quả học tập cũng kém hơn với những trẻ bình thường.

Trẻ chậm phát triển mức độ vừa phần lớn không theo học được, không thể tính toán. Đối với mức độ nặng hơn, trí tuệ, tư duy rất thấp, không có ngôn ngữ hoặc rất nghèo nàn, trẻ sẽ không thể giao tiếp. Những trẻ này luôn cần có người quan tâm, chăm sóc.

Related Projects
Contact Us

We're not around right now. But you can send us an email and we'll get back to you, asap.

Zalo Facebook